Hôm nay nhân kỉ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam ngày 11/7 (1950-2023 Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh Phú Thọ, tôi xin gửi đến các quý vị đại biểu, các đồng chí, các bạn đồng nghiệp, các ông, bà và các anh, chị; đã và đang làm việc trong ngành, quý độc giả, lời kính chúc sức khỏe, lời cảm ơn và tri ân về những đóng góp cho sự nghiệp phát triển ngành Thú Y của tỉnh nhà.
Trong buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Thú Y Việt Nam ngày 11/7, Chúng ta đều thấy mình hiện diện, tồn tại, trong tiến trình lịch sử của Ngành Thú y. Vì vậy, mọi hành động, lời nói của mỗi bản thân chúng ta hôm nay đối với ngành, nghề của chúng ta, sẽ quyết định lịch sử phát triển của ngành Thú y trong tương lai, đó là quy luật.
Ngành thú y là ngành kỹ thuật, phục vụ đời sống dân sinh, có lịch sử ra đời rất sớm, gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, của quốc gia, lịch sử phát triển của đất nước.
Từ đó đến nay, Ngành Thú y Việt Nam đã có bước tiến vững chắc, cả về thể chế, tổ chức, nguồn nhân lực; là ngành đã có hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ; Luật Thú y được ban hành trước cả luật Trồng trọt, Luật chăn nuôi. Là luật chuyên ngành kỹ thuật duy nhất có điều khoản quy định về hệ thống thú y từ trung ương, đến tỉnh, huyện, xã - Điều 6 (Về chuyên ngành, hiện nay chỉ có luật về Công an, quân đội có điều chỉnh hệ thống từ trung ương đến xã). Đã hình thành hệ thống mạng lưới thú y từ cấp trung ương, đến tỉnh, và đến tận cấp xã; gồm các cơ quan thuộc Nhà nước; hệ thống các trường đào tạo nhân lực; hệ thống các cơ sở, nhà máy sản xuất thuốc thú y, vác xin và mạng lưới dịch vụ thú y.
Trên 120 năm hình thành và phát triển, ngành Thú y Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, là thành viên của Tổ chức Thú y thế giới OIE (tổ chức OIE có gần 200 thành viên; được WTO công nhận là tổ chức tham chiếu trong thương mại giữa các nước) đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; loại trừ và kiểm soát tốt nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, bệnh truyền lây từ động vật sang người; bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Tiền thân của Chi cục CN&TY Phú Thọ là Trạm Thú y tỉnh trực thuộc Sở Nông lâm nghiệp Vĩnh Phú được thành lập vào năm 1968 (khi nhập 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú) gồm 03 tổ: Chẩn đoán, Dược và Hành chính, có trụ sở đóng tại từ xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại các huyện, có trạm thú y hoặc công ty dịch vụ cây trồng - vật nuôi hoặc các trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện, thành, thị (mô hình trung tâm dịch vụ hiện còn trên 50% tỉnh đang thực hiện, có 12 tỉnh đang làm đề án trả lại tên trạm TY, có 5 tỉnh đã tái lập lại trạm TY huyện; Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1990-1996 đã thí điểm mô hình này tại Hạ Hòa, nhưng không thành công);
Đến năm 1987, sau 20 năm, Trạm Thú y tỉnh chuyển thành Chi cục Thú y tỉnh trực thuộc Sở Nông lâm nghiệp Vĩnh Phú; tiền thân của 02 Chi cục CN và TY tỉnh Phú Thọ và Chi cục CN và TY tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay (Quyết định số 267/QĐ-UB Ngày 07/8/1987 của UBND tỉnh); là bước chuyển căn bản về vai trò QLNN của cơ quan Thú y; bước đầu tiên trong quá trình phân định rõ nhiệm vụ QLNN và các hoạt động dịch vụ thú y.
Năm 1997, sau tái lập tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ được thành lập; với 03 phòng chức năng (Hành chính tổng hợp, kỹ thuật, thanh tra) và 13 trạm trực thuộc (01 trạm kiểm dịch động vật và 12 trạm thú y huyện), chỉ có 23 biên chế.
Đến 2011, (sau 14 năm) chi cục có 4 phòng chức năng (HCTH, Dịch tễ, Kiểm dịch động vật, Thú y cộng đồng) và 15 trạm trực thuộc (12 trạm TY cấp huyện và 02 trạm KD cầu Việt Trì và Trung Hà) (QĐ 3535/QĐ-UBND ngày 11/7/2011)
Đến tháng 8/2018, đổi tên Chi cục Chi cục Thú y Phú Thọ thành Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Thọ; với 04 phòng chức năng, 14 trạm trực thuộc; đươc giao 75 biên chế. Giải thể 02 trạm KD đầu cầu Việt Trì và đầu cầu Trung Hà; Bổ sung Trạm chẩn đoán và điều trị bệnh động vật.
Từ tháng 9/2022, tổ chức bộ máy của Chi cục từ 4 phòng rút xuống còn 2 phòng, từ 02 vị trí Phó CC trưởng xuống còn 01 vị trí; một số cán bộ phải chuyển vị trí công tác; bổ sung thêm nhiệm vụ KD động vật cho Trạm CĐ,ĐT bệnh động vật.
Như vậy, mới có gần 12 năm, Chi cục CN&TY, cơ quan QLNN về Thú y (CCCN&TY) có đến 03 lần thay đổi về mô hình tổ chức bộ máy (lúc 3 phòng, lên 4 phòng lại rút còn 2 phòng); 02 lần thay đổi ở trạm; do đó thiếu sự ổn định; ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu chuyên sâu, chuyên ngành và kỹ năng làm việc của lực lượng cán bộ.
Thật là thiếu sót khi không nhắc đến các hoạt động dịch vụ về thú y, đó là một mảng rất lớn trong Ngành Thú y. Trên địa bàn tỉnh, hiện có 01 nhà máy sản xuất Thuốc thú y của Công ty GOVET; trên 300 cơ sở buôn bán thuốc thú y; hơn 10 phòng khám tư vấn, điều trị bệnh cho chó mèo; gần 700 cá nhân hành nghề thú y. Các hoạt động dịch vụ này ngày càng phát triển, lớn mạnh, có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành Thú y. Đây là lực lượng rất hùng hậu, song, chúng ta chưa tổ chức tập hợp, gắn kết, khai thác tiềm năng, lợi thế cho phát triển sự nghiệp chung của Ngành, của tỉnh.
Đặc biệt với cách tiếp cận “One Haelth” “”MỘT SỨC KHỎE” trong phòng chống bệnh Dại, đã tổ chức điều tra thông tin 469 trường hợp, lấy 110 mẫu xét nghiệm, phát hiện 56 mẫu dương tính với vi-rút dại; kịp thời cảnh báo, triển khai các biện pháp khống chế dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ lây sang người.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thẩm định, đánh giá các tiêu chuẩn, điều kiện trong chăn nuôi trang trại, buôn bán thuốc thú y, cơ sở giết mổ, sơ chế thực phẩm... Đồng thời, thực hiện thêm nhiệm vụ mới hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định tiêu trí xã, huyện NTM (tiêu trí 17.8; 17.9 và 5.6). Đây là các hoạt động cơ bản của QLNN, đó là cơ quan thì quản cái lý của Nhà nước; Doanh nghiệp và cá nhân thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Hoạt động kiểm tra VSTY, ATTP được đẩy mạnh; đã lấy mẫu kiểm tra chất cấm, tồn dư kháng sinh, ô nhiễm vi sinh vật.; Thẩm định, cấp giấy chứng nhận điều kiện ATTP, điều kiện VSTY cho cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật, phòng khám thú. Đây cũng là cách tiếp cận “One Haelth” “”MỘT SỨC KHỎE”.
Ngành thú y là ngành kỹ thuật chuyên sâu; Sự thành công, phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ chuyên môn, các bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan QLNN với các doanh nghiệp, trang trại, các hộ chăn nuôi, cơ sở buôn bán, giết mổ, tư vấn và điều trị cho động vật.
Lực lượng Chi cục CN&TY Thú y tỉnh Phú Thọ hiện đang là Thế hệ thứ 4, thế hệ của đổi mới với “”Tư duy mở, hành động nhanh và kết quả thật”” (thư chúc mừng của Bộ trưởng Lê Minh Hoan). Lịch sử đang đặt lên vai các bạn, các đồng nghiệp chúng ta một trọng trách rất lớn về sự phát triển của Ngành Thú y. Cần có cách tiếp cận mới, rộng, sâu hơn, đó là “One Haelth” “”MỘT SỨC KHỎE”; tư duy mở trong vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống thú y trong, ngoài Nhà nước. Kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin, nhất là trong hoạt động giám sát, đánh giá, chứng nhận nguồn gốc, VSTY, ATTP sản phẩm động vật.
Quan trọng nhất là tinh thần, thái độ của mỗi cá nhân chúng ta với nghề, với ngành của chúng ta. Hiểu, biết, nhìn nhận đúng giá trị của các giai đoạn lịch sử, làm tăng tinh thần đoàn kết, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp; là nền tảng cho sự phát triển Ngành Thú y trong tương lai.
Gặp mặt, kỷ niệm “Ngày truyền thống của ngành Thú y Việt Nam 11/7”, là trách nhiệm, cũng là niềm tự hào của mỗi chúng ta, để cùng nhau vượt khó khăn thách thức hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho ngành Thú y của chúng ta.
Hôm nay, nhân nhân kỉ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Thú Y Việt Nam 11-7 (11/7/1950-11/7/2022), thay mặt lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh Phú Thọ xin gửi lời tri ân và biết ơn đến các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y từ ngày đầu thành lập cho đến nay.
Cám ơn các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các sở, ban, ngành trong tỉnh; nhất là Lãnh đạo Sở NN và PTNT, đã chỉ đạo, giúp đỡ để có thành công hôm nay;