Trong ngành chăn nuôi nói chung và nuôi gia cầm nói riêng, không chỉ ở gà trưởng thành mà ngay ở gà con cũng thường hay mắc các bệnh nguy hiểm; từ đó gây ra thiệt hại vô cùng lớn tới kinh tế của các hộ chăn nuôi gia cầm. Vì vậy, việc người dân biết cách chăm sóc, biết phát hiện ra các dấu hiệu bệnh ở gà và có hướng chữa trị bệnh kịp thời cho gà ngay từ khi còn nhỏ là một điều vô cùng quan trọng đối với các hộ nuôi gà cũng như các trang trại nuôi gà với quy mô lớn hiện nay.
Một số loại bệnh thường gặp ở gà con và cách phòng tránh hiệu quả.
1. Bệnh cầu trùng
Đây là một trong những loại bệnh vô cùng nguy hiểm đối với gà, chúng có khả năng làm hủy hoại tới những cơ quan nội tạng bên trong của gà. Cho nên, khi bệnh bộc phát ra bên ngoài thì gà đã bị nhiễm bệnh nặng, rất khó để chữa trị.
Bệnh cấu trùng ở gà thường hay gặp phải ở những đối tượng gà từ 20 - 30 ngày tuổi, chúng được lây nhiễm qua đường ăn uống.
*Biểu hiện của bệnh cầu trùng ở gà con
Khi gà mắc bệnh này, ban đầu quan sát ta sẽ thấy gà có hiện tượng bỏ ăn, đầu ngoẹo, không giữ thăng bằng được khi di chuyển. Phân gà có màu xanh, sau đó bị chuyển dần sang màu nâu có bị lẫn cả máu.
*Cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà con
Để điều trị bệnh này, bạn cần sử thuốc kháng sinh, người nuôi dùng Bio - Antico trộn cùng với thức ăn và nước uống, cho gà uống liên tiếp trong vòng 3 - 5 ngày. Để đảm bảo hiệu quả và khỏi bệnh cao, ta nên sử dụng thuốc kết hợp cùng với các loại vitamin K hay vitamin nhóm B để tăng sức khỏe và sức đề kháng cho gà.
2. Bệnh bạch lỵ
Bệnh bạch lỵ cũng là cái tên thường mắc phải nhất đối với gà con, tỷ lệ gà từ vong khi mắc bệnh này là vô cùng cao nếu như không đảm bảo chữa trị kịp thời. Bệnh này thường lây lan qua đường tiêu hóa, hô hấp và lây nhiễm từ gà mẹ.
*Biểu hiện của bệnh bạch lỵ
Khi gà bị mắc bệnh thường xuất hiện những tình trạng như gà bị ủ rũ, kém ăn, uống nước nhiều, kèm theo đó là tiêu chảy. Đặc biệt phân gà có bọt trắng bị lẫn máu.
*Cách điều trị bệnh bạch lỵ
Đối với bệnh này, người nuôi cần chú ý thực hiện kiểm tra giữ ấm cho gà úm. Cho gà uống nước pha vitamin C với liều lượng 1g/1 lítl lúc này bạn không nên cho gà ăn. Khi đến ngày thứ 2-5, bạn sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu như cám trộn tỏi băm nhuyễn,… Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng tốt cho gà con.
Đặc biệt, Người nuôi gà không nên quên vấn đề bổ sung thêm thuốc kháng sinh Ampicoli hoặc Enrocolistin để cho gà uống liên tiếp trong 5 ngày, cùng chất điện giải B-Complex giúp sức đề kháng của gà được tốt hơn.
*Một số biện pháp phòng tránh các bệnh thường gặp ở gà con
Để giúp cho gà con được phát triển tốt và khỏe mạnh nhất; người nuôi gà cần chú ý những vấn đề sau:
- Đảm bảo chuồng trại chăn nuôi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, đảm bảo không gian chăn nuôi luôn được dọn dẹp, khử trùng thường xuyên.
- Trong quá trình úm gà, cần phải chú ý tới các điều kiện về nhiệt độ; cũng như độ ẩm ở trong chuồng. Đây là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng; mà người chăn nuôi cần phải lưu ý khi muốn phòng bệnh và giảm thiểu tối đa các bệnh có thể mắc phải ở gà con.
*Cách phòng bệnh hiệu quả cho gà con
- Tăng sức đề kháng và miễn dịch hiệu quả cho gà, bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất, chất điện giải cho gà để nâng cao khả năng phòng chống các bệnh có thể lây lan, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của gà con.
- Đặc biệt, một lưu ý quan trọng không thể thiếu dành cho người nuôi gà. Đó là thực hiện tiêm phòng vacxin để phòng trừ các bệnh cho gà con. Như vậy để giúp hạn chế tối đa những nguy cơ gây bệnh cho gà; người chăn nuôi phải trau dồi; nắm vững những kiến thức cơ bản về bệnh thường gặp trong chăn nuôi và có biện pháp phòng và chữa bệnh sao cho hiệu quả; giúp gà con sinh trưởng và phát triển trong điều khiện tốt nhất./.